Bê tông nhẹ là một phát minh xanh trong lĩnh vực xây dựng trên thế giới nhằm thay thế công nghệ truyền thống lạc hậu để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác công nghệ này còn mang lại rất nhiều tính năng ưu việt do đó đã được các nước phát triển và sử dụng hơn tram năm qua để thay thế hoàn toàn công nghệ cũ trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã có những chính sách rất tích cực nhằm đẩy mạnh công nghệ này nhằm hạn chế sử dụng gạch đất nung gây ô nhiễm môi trường
Viện Khoa học Công nghệ Kiến trúc – Xây dựng Quốc tế (ISTACI) chuyên nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ và khai thác thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm, sản xuất kinh doanh sản phẩm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, kiến trúc công trình. Đặc điểm nổi bật của quy trình công nghệ tạo cho nó một sự khác biệt với các quy trình sản xuất vật liệu xây dựng khác đó là, từ những vật liệu phổ biến sẵn có ở nước ta như xi măng, cát, nước và phụ gia có thể thay thế bằng các loại phế thải công nghiệp, nông nghiệp,… tạo ra các sản phẩm xây dựng có khối lượng thể tích rất nhẹ (từ 600 đến 1200kg/m3), có khả năng chống ẩm, cách âm cách nhiệt tốt gấp 3 lần so với vật liệu truyền thống là gạch đất nung. thêm một đặc điểm nữa là quy trình sản xuất đơn giản, không gây ô nhiễm môi trường về không khí, nguồn nước cũng như âm thanh. Trang thiết bị cho dây chuyền bao gồm 01 tổ hợp máy móc thiết bị: bồn trộn, hệ thống cân điện tử định lượng, hệ thống nạp liệu cát và xi măng, máy bơm hỗn hợp bê tông ra các khuôn định hình. Với hệ thống thiết bị này có thể sản xuất hoàn toàn ở trong nước, điều này rất có ý nghĩa cho việc nhân rộng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Khi so sánh với công nghệ sản xuất bê tông khí thì công nghệ bê sản xuất tông bọt chủ động hoàn toàn nguyên liệu đầu vào, công đoạn dưỡng hộ bêtông bọt không cần thiết bị Autoclave, nguyên liệu đầu vào – cát tự nhiên không cần nghiền. Công nghệ sản xuất bê tông bọt không những phù hợp với điều kiện khí hậu, kinh tế, kỹ thuật của nước ta mà còn đảm bảo đủ 6 tiêu chí lựa chọn công nghệ sản xuất và 11 ưu điểm vật liệu xây dựng tiên tiến thế kỷ 21:
6 tiêu chí lựa chọn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tiên tiến thế kỷ 21
1/ Nhẹ;
2/ Cường độ cao;
3/ Tiết kiệm năng lượng;
4/ Lợi phế thải (sử dụng các phế thải công, nông nghiệp);
5/ Tiết kiệm đất trồng trọt;
6/ Thân thiện môi trường;
11 ưu điểm của vật liệu xây dựng tiên tiến thế kỷ 21 là
1/ Vật liệu tiện ích (tiện lợi và hữu ích), bền như bê tông thường;
2/ Cách nhiệt tốt (chống nóng, chống lạnh);
3/ Là loại vật liệu biết thở (hút, tỏa nhiệt, ẩm rất tốt, chỉ sau vật liệu gỗ);
4/ Cách âm tốt;
5/ Dễ thi công;
6/ Thân thiện môi trường;
7/ Giảm chi phí đầu tư xây dựng;
8/ Khả năng chống cháy cao (thường được sử dụng trong kết cấu chống cháy);
9/ Dễ cưa cắt uốn lượn (tính thẩm mỹ kiến trúc);
10/ Là vật liệu nhẹ, dễ vận chuyển;
11/ Dễ sử dụng không chỉ ở dạng Block mà có thể tạo hình tại chỗ các cấu kiện vật liệu (mái, tường bao che, vách ngăn, tấm sàn…)
(bài viết cho mục Công nghệ- phần Tính mới công nghệ sản xuất btb ISTACI)