Xử lý vết nứt tường nhà, trước hết chúng ta phải hiểu nguyên nhân nứt tường là gì?
Thực tế, việc xử lý vết nứt tường nhà có thể do một hay nhiều nguyên nhân, tùy trường hợp và mức độ mà chúng ta có biện pháp xử lý khắc phục khác nhau:
1. Vết nứt tường nhà do đặc điểm khách quan
– Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, mùa thì khô, mùa lại ẩm kéo dài nên hiện tượng nứt trần, nứt tường, nứt cổ trần rất hay xảy ra. Những ngôi nhà được xây dựng từ lâu ở nông thôn thường bị tác động bởi thời tiết trong quá trình dài thì tường sẽ bị ẩm mốc, bong tróc và nứt nẻ.
– Do vị trí tiếp giáp tường và cột, tường và đà, các chỗ góc tường, góc cửa đi cửa sổ … chịu nhiều tác động như gảy, đứt cục bộ, sự thay đổi nhiệt độ (đang nắng xuất hiện cơ mưa lớn) sẽ nứt tường, nứt vữa làm thẩm thấu qua lớp vữa và tường.
Xử lý vết nứt tường bê tông do khí hậu sẽ đơn giản hơn xử lý nứt tường do yếu tố kỹ thuật thi công gây ra.
Đây là một số ví dụ vết nứt điển hình thường gặp:
2. Do kỹ thuật trát hoàn thiện:
- Vết nứt cạn, nhẹ, hình chân chim, phát triển theo nhiều phương thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch… lý do gây nứt:
– Tường không vệ sinh khi tô, hồ trộn không đều, hồ tô mỏng.
– Khi sử dụng vật liệu tô trát bả và sơn không đảm bảo chất lượng hoặc thi công sai qui trình sẽ dẫn đến việc phải xử lý vết nứt tường bê tông khó khăn và nghiêm trọng hơn.
Những hậu quả vết nứt tường bê tông
* Gây mất giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà.
* Có khả năng lây lan và bong tróc theo nhiều mảng tường lân cận.
* Mất thời gian và chi phí sửa lại nhà.
* Vết nứt tường sâu rất dễ gây thiệt hại nội thất và có thể đổ tường vách nguy hiểm đến tính mạng con người.
* Đối với nhà cao tầng còn nguy hiểm hơn vì các mảng tưởng bị nứt rơi vải xuống các tầng dưới gây nguy hiểm tính mạng con người.
Một số giải pháp xử lý vết nứt tường bê tông cho nhà dân dụng và nhà cao tầng hiệu quả.
- Khi thiết kế chú ý thiết kế chi tiết công năng sử dụng ngôi nhà, kết cấu, kiến trúc, điện nước. Những ngôi nhà cao tầng bản vẽ phức tạp cần đọc đúng các chi tiết để không thi công, sai thiết kế, cũng góp phần hạn chế các vết nứt tường.
– Khi thi công xây tường, trát tường, tô tường, phải theo đúng quy trình và đúng kỹ thuật; chọn những vật liệu có chất lượng tốt; không nên vì tiết kiệm chi phí mà sử dụng vật liệu chất lượng kém.
– Đối với sự tác động của khí hậu; chúng ta nên sử dụng những biện pháp chống thấm ngay từ ban đầu để tường không bị bong tróc; nứt nẻ.
Theo khuyến cáo của Viện KHCN Kiến trúc – Xây dựng Quốc tế: Khi xây tường vách ngăn bằng block bê tông khí, bê tông bọt, nên đặt lưới chống nứt
Bước 1: Trước tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất); thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới sợi thủy tinh đủ để giữ lưới
Bước 2: Đặt lưới sợi thủy tinh lên khu vực vừa tô (lưới thủy tinh phải được bao phủ từ 10-15 cm qua cột, dầm, đà giằng, mép cửa……).
Bước 3: Tô thêm lớp hồ xi măng mỏng lên lưới thủy tinh.
Bước 4: Tô trát tường bình thường.
Lưu ý: Trong thực tế, không phải tất cả các chỗ tiếp giáp tường – cột; tường – đà, các mép cửa, cửa sổ đều bị nứt. Nhưng chỉ cần có 1 chỗ nứt cũng sẽ mất rất nhiều thời gian; và công sức để xử lý vết nứt tường; chưa kể đến những khó chịu khi vừa ở đã phải tiến hành khắc phục tường bị nứt.
(Bài viết cho Lĩnh vực xử lý, khắc phục và hoàn thiện trong sử dụng tông bọt tại ISTACI)