Sử dụng bê tông bọt để chống nóng cho các công trình là một hướng đi mới trong việc sử dụng các vật liệu xây dựng với các ưu điểm tính chất của nó như:
- Nhẹ: Bê tông bọt rất nhẹ từ 200÷600 kg/m3 (D200 ÷ D600) có thể sử dụng chống nóng trên mái của công trình xây dựng nên giảm trọng lượng lên vách ngăn và nền móng.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Sự hấp thụ nhiệt của bê tông bọt so với gạch, đất sét nung chỉ bằng 15-20% nên chống nóng rất tốt.
- Khả năng chống thấm tốt: Với cấu trúc vô số bọt khí kín không thông nhau, mỗi bọt kín như một quả bong bóng không khí nhỏ, phân bố đồng đều xuyên suốt vật liệu bê tông bọt. Chính điều này giảm thiểu sự hấp thụ hơi nước vào bên trong cấu trúc bê tông bọt; đồng thời khi thời tiết nắng ráo, nước bên trong dễ dàng bị giải phóng thành hơi nước và thoát đi nhanh chóng.
- Bê tông bọt ít co ngót, dễ thi công.
- Chống cháy tốt
- Không gây độc hại cho người sử dụng
Hình 1: Thi công chống nóng
cho mái bằng bê tông bọt
Nguyên tắc kỹ thuật cần nhớ khi chống nóng mái bằng bê tông bọt
- Xác định được độ dày của lớp bê tông bọt
- Bề mặt thi công cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi rải trực tiếp lớp bê tông bọt lên trên mái công trình.
- Làm phẳng bề mặt
- Bảo dưỡng lớp bê tông bọt sau khi thi công: che đậy bề mặt để tránh mất nước ảnh hưởng tới quá trình thủy hóa xi măng.
- Tuyệt đối không được di chuyển, đi lại trên bề mặt trong 3 ngày đầu.